9 Kỹ Năng Giao Tiếp Cơ Bản Để Phát Triển Bản Thân

  • Kỹ năng giao tiếp là một phần vô cùng quan trọng của cuộc sống, đó là một phần kết nối giữa con người và con người.
  • Nhờ đó, chúng ta sống trở nên có ý nghĩa hơn với những người xung quanh. Kỹ năng giao tiếp có thể giúp chúng ta cải thiện chất lượng sống của bản thân mình và cả những người xung quanh.
  • Kỹ năng giao tiếp giúp chúng ta sống tự tin hơn, có mục đích hơn và đặc biệt là giúp chúng ta dễ dàng phát triển cuộc sống của mình. Thông qua giao tiếp chúng ta có thể giúp cuộc sống của mình và những người xung quanh trở nên hạnh phúc hơn.
  • Trong công việc, kỹ năng giao tiếp còn giúp bạn bán được hàng nhiều hơn, giúp bạn làm việc hiệu quả hơn bằng sự hợp tác với đồng nghiệp.
  • Bây giờ tôi sẽ chia sẻ cho các bạn kỹ năng giao tiếp có hiệu quả, nếu các bạn áp dụng nó thì gần như có kết quả ngay lập tức. Nhưng nếu như chỉ chia sẻ ở đây thì đó chỉ là kiến thức. Đây là kiến thức của tôi, nếu bạn muốn nó là kiến thức của bạn thì bạn phải ghi những kiến thức này vào giấy.
  • Để kiến thức thành kỹ năng thì ta phải áp dụng liên tục mỗi ngày. Tôi sẽ chia sẻ dưới dạng liệt kê tiêu đề đơn giản để bạn dễ dàng ghi chép lại. Ngày mai bạn cứ việc đem tờ giấy này theo bên mình, lâu lâu nếu bạn quên hãy mở ra đọc lại hoặc bạn có thể lưu lại video bên dưới đây.
  • Một lưu ý nhỏ, để trở thành kỹ năng, bạn phải thực hành liên tục. Kỹ năng là đã thành thục, không cần phải ghi nhớ, nó là một phần của bạn. Tuy nhiên, nếu ta không thực hành thì không thể nào trở thành kỹ năng được.

Dưới đây là 9 kỹ năng giao tiếp cơ bản:

  • Luôn nhớ tên, kết nối bằng mắt, mỉm cười với mọi người, lắng nghe nhiều hơn, kỹ năng hỏi, không ngắt lời, gợi ý để người khác nói nhiều hơn, tìm điểm chung, đứng một góc 1200, sử dụng lời cảm ơn nhiều hơn.
  • Trước tiên, tôi xin giới thiệu đến các bạn điều cơ bản nhất trong kỹ năng giao tiếp: Hãy nhớ và gọi tên tất cả mọi người

Hãy nhớ tên và gọi tên tất cả mọi người

  • Đây được gọi là kỹ năng sơ đẳng nhất trong giao tiếp giữa con người với con người. Trong cuốn sách Đắc Nhân Tâm của Dịch giả Nguyễn Hiến Lê biên dịch có viết “âm thanh thân thuộc nhất chính là tên gọi”.
  • Con người lúc nào cũng mong muốn được người khác nhắc tên mình và họ quá quen thuộc với âm thanh đấy. Khi được nhắc đến âm thanh đó, họ cảm thấy rất thân thuộc.
  • Ở đây chúng ta phải nhớ rằng, khi nói chuyện phải nhớ tên người ta; kèm với đó, thường xuyên nhắc tên người ta trong cuộc hội thoại. Lưu ý, đừng nhắc quá nhiều, nhưng thỉnh thoảng nhắc tên để cho người ta biết mình có quan tâm.
  • Nên giờ đây chúng ta sẽ nhớ rằng khi nói chuyện thì chúng ta phải nhớ tên người ta và khi mà nhớ tên được rồi thì hãy thường xuyên nhắc tên người ta trong cuộc hội thoại.
  • Vậy câu hỏi đặt ra, làm sao chúng ta có thể nhớ tên một người lạ?
  • Có rất nhiều cách. Trong giao tiếp chính thức, chúng ta thường trao nhau danh thiếp “name card”. Khi bạn có “name card” của họ, bạn hãy ghi lại đặc điểm của họ.
  • Ví dụ trong cuộc hội thảo bạn gặp năm người, trong đó có chị mặc áo xanh, đeo kính, quần hồng, đội mũ vàng; hoặc là anh cà vạt đỏ.
  • Chẳng hạn đầu giờ bạn giao lưu với anh cà vạt đỏ, giữa giờ cafe, cuối giờ ăn trưa, mỗi lần gặp anh ấy, bạn lại lấy “name card” của anh ấy ra để xem nếu thực sự bạn không thể nhớ tên người đó.
  • Một cách khác nữa, bạn có thể xin chụp chung với họ một bức ảnh. Bức ảnh này sẽ được sử dụng vào nhiều cách.
  • Bạn có thể sử dụng phần mềm Google Photos để lưu trữ và đánh dấu tên của người đó. Bạn cũng có thể lưu hình ảnh ấy vào danh bạ điện thoại.
  • Một cách thông thường khác mà nhiều người vẫn hay làm là ghi đặc điểm của người đó vào quyển sổ. Đối với những bạn quen giao tiếp, thì thường là nhớ tên liền. Điều này là tuyệt vời nhất!
  • Như vậy trong kỹ năng đầu tiên của giao tiếp là: Nhớ Tên. Vậy bạn có nhớ tên tôi không? Chỉ cần chúng ta nhớ tên nhau. Lưu ý nữa, tên người phải viết hoa chữ cái đầu từ mới đúng chính tả. Tên mà không viết hoa là không phải tên người nhé. Điều tiếp theo, chúng ta cần làm khi giao tiếp là phải nhìn vào mắt nhau.

Kết nối với nhau bằng mắt

  • Khi chúng ta nói chuyện với nhau, phải nhìn vào mắt nhau. Trong thực tiễn nhiều người bối rối khi nhìn vào mắt người khác. Để cải thiện việc này, bạn cần phải tập luyện kỹ năng này.
  • Trên Youtube của tôi, trong video “Bảy bước để tạo lập thói quen thành công”, có một bài tập là tập luyện nhìn vào mắt mọi người/ người lạ, mỉm cười, đếm từ một đến năm sau đó mỉm cười rồi bước đi. Đây là bài tập khá khó. Lúc đầu khi chúng ta không quen, chúng ta cứ nghĩ trong đầu người đó sẽ đánh mình, hoặc thế này, hoặc thế kia…
  • Nào, bây giờ bạn hãy thử bước ra ngoài và áp dụng bài tập đi. Nhìn vào mắt mọi người và mỉm cười với mọi người thì chúng ta sẽ kết nối được với mọi người.
  • Trong suốt hội thoại, khi chúng ta tập trung nhìn vào mắt mọi người sẽ giúp chúng ta thực sự kết nối với nhau.
  • Đây là một bài tập khá đơn giản, tuy nhiên vẫn rất khó khăn với nhiều người trong cuộc sống này. 
  • Trên đây là hai bài tập cơ bản để bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp. Một điều khá thú vị tiếp theo trong cải thiện kỹ năng giao tiếp là hãy luôn mỉm cười với mọi người.

Luôn mỉm cười với mọi người

  • Chúng ta đừng cười hô hô suốt ngày, người ta gọi là vô duyên. Tuy nhiên, mỉm cười, lại đem lại sự thân thiện với mọi người. Khi người khác nhìn mình, hãy mỉm cười với họ.
  • Nụ cười sẽ giúp xóa đi tảng băng xa cách. Bài tập thực hành của kỹ năng này là hãy nhìn vào mắt mọi người và mỉm cười trong suốt cuộc hội thoại.
  • Lối tư duy đơn giản tiếp theo đặc biệt khi giao tiếp với người lạ là hãy lắng nghe nhiều hơn.

Hãy lắng nghe nhiều hơn

  • Nếu bạn phải giao tiếp với người lạ, hãy lắng nghe nhiều hơn. Khi lắng nghe nhiều, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin; người nói cũng cảm thấy thân thiện hơn vì có cơ hội được nói, được chia sẻ, giãi bày.
  • Bản chất của con người, ai cũng muốn được nói, ai cũng muốn được chia sẻ, ai cũng muốn được giãi bày. Chính vì vậy, chúng ta hãy lắng nghe nhiều hơn để họ được nói.
  • Bên cạnh đó, trong suốt quá trình họ nói thì bạn hãy lưu trữ các thông tin để tiếp theo chúng ta sẽ ứng dụng kỹ thuật khác nữa vào trong giao tiếp.
  • Hãy luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu với mọi người, đấy chính là kỹ năng giao tiếp. Chúng ta thường nghĩ nói là kỹ năng giao tiếp, nhưng không phải, kỹ năng nghe quan trọng hơn trong giao tiếp rất nhiều.
  • Chính vì vậy, chúng ta phải bỏ thời gian, công sức thực sự vào việc lắng nghe. Nhiều người thích nói, nhưng kỹ năng lắng nghe mới thực sự là quan trọng trong kỹ năng giao tiếp.
  • Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra: Trong trường hợp, ai cũng lắng nghe thì ta phải làm sao? Chúng ta sẽ bước sang kỹ năng thứ năm: Kỹ năng đặt câu hỏi.

Kỹ năng hỏi

  • Chúng ta phải biết cách đặt các câu hỏi cơ bản để cho mọi người trả lời. Trong quá trình trả lời câu hỏi của bạn, họ sẽ nói.
  • Bạn phải có sẵn trong đầu các câu hỏi để khi không ai nói, không biết cách khởi động câu chuyện thì bạn sẽ đặt câu hỏi.
  • Tất nhiên, tùy thuộc vào các bối cảnh khác nhau, các nhóm người khác nhau mà chúng ta đặt ra những câu hỏi khác nhau.
  • Để bạn dễ hiểu, tôi sẽ lấy hai ví dụ cho hai bối cảnh, tình huống khác nhau. Ví dụ khi tôi đi giao lưu với hội doanh nhân.
  • Các câu hỏi phá băng tôi đã chuẩn bị sẵn trong đầu sẽ là hỏi về bản thân người ta như: bạn tên gì, nhà ở đâu;
  • Hoặc hỏi công việc của họ như: khách hàng của bạn là ai, làm sao để tôi có thể giới thiệu khách hàng cho bạn, bạn muốn điều gì, hôm nay ai dẫn bạn tới đây.
  • Một ví dụ khác nữa trong một buổi họp lớp của tôi. Ở bối cảnh này, tôi sẽ chuẩn bị các câu hỏi như: dạo này bạn thế nào, công việc ra sao, gia đình con cái thế nào.v,v.. . 
  • Rất nhiều những câu hỏi cơ bản, họ sẽ trả lời được ngay và chúng ta cũng dễ dàng xử lý thông tin.
  • Khi đặt câu hỏi bạn nên lựa những câu hỏi mà mọi người có thể dễ dàng trả lời, và chúng ta cũng dễ thu thập thông tin để xử lý ở bước kỹ năng tiếp theo.
  • Như vậy bên cạnh kỹ năng lắng nghe, kỹ năng hỏi vô cùng quan trọng. Chúng ta cần có những câu hỏi phù hợp với tình thế, và hoàn cảnh. Thêm vào đó, chúng ta cần kỹ năng không nên ngắt lời, mà nên khuyến khích người ta nói.

Kỹ năng khơi gợi câu chuyện

  • Chúng ta không bao giờ được ngắt lời mà nên gợi ý để người khác nói nhiều hơn. Bạn nên đặt câu hỏi mở, câu hỏi khuyến khích để họ nói.
  • Một số câu hỏi mở có thể là: anh có thể nói rõ hơn được không, anh có thể trình bày thêm được không, điều đấy có nghĩa là gì… Những câu hỏi như thế khiến cho người ta cứ nói mãi mà chẳng bao giờ ngừng lại.
  • Bạn thấy đấy chỉ một vài câu hỏi gợi mở, khuyến khích như vậy, người ta đã nói thêm rất nhiều.
  • Sáu kỹ năng trên đây là những kỹ năng đơn giản ai cũng dùng được. Tuy nhiên, kỹ năng thứ bảy là một kỹ năng hơi khó hơn – kỹ năng tìm điểm chung.
  • Nếu bạn đã luyện được và sử dụng tốt các kỹ năng trên mà không sử dụng kỹ năng thứ bảy thì thật phí.

Tìm ra điểm chung

  • Khi chúng ta tìm được điểm chung thì con người với con người sẽ dễ dàng thân thiện với nhau hơn. Vậy tìm điểm chung thế nào? Ví dụ cùng quê, con học cùng trường, cùng một đơn vị công tác, cùng cô giáo, cùng không biết tiếng anh hoặc cùng ba con…
  • Vậy, khi mình tìm được điểm chung của đối phương vậy mình sẽ nói gì? Ví dụ như hai bạn cùng trọc đầu: anh cũng trọc đầu à, thế anh trọc đầu lâu chưa?
  • Tất cả những điều đấy tạo ra sự thân thiện và tìm ra điểm chung của nhau.
  • Trong khóa học online “Tuyệt chiêu đàm phán” của tôi sẽ giúp bạn dễ dàng tìm thấy các vũ khí tìm điểm chung.

Không đứng đối diện

  • Khi đứng đối diện với ai đó, người ta gọi là “đóng” hai người với nhau. Chính vì vậy ta cần phải đứng một góc 120 độ mở ra.
  • Khi đứng ở góc này, chúng ta vẫn nhìn thấy mặt nhau mà không có vẻ đối chọi nhau; thêm vào đó, luôn luôn có một người thứ ba có khả năng tham gia vào cùng với chúng ta.
  • Kỹ năng này bạn phải luyện tập thường xuyên.
  • Chúng ta có thói quen hai người bắt tay xong sẽ luôn ở thế đứng đối diện, đối đầu nhau; hoặc khi chúng ta ngồi vào bàn lại ngồi đối diện nhau.
  • Một câu hỏi đặt ra: Vậy chúng ta sẽ xử lý tình huống thế nào khi bạn ngồi vào bàn rồi, đối phương lại ngồi đối diện bạn?
  • Rất đơn giản, bạn đứng dậy để làm việc gì đó, có thể là lấy tờ giấy, hoặc giả vờ đi ra ngoài; khi trở lại, bạn ngồi vào góc khác góc 900 độ hoặc 1200. Như vậy tình cờ chúng ta có cảm giác từ đối đầu sang đối thoại.
  • Tiếp theo là một kỹ năng mà mỗi người trong chúng ta đều ít biết đó là: cảm ơn. Kỹ năng hãy cảm ơn nhiều hơn bình thường.

Sử dụng “Lời Cảm ơn” nhiều hơn bình thường

  • Bất kể người ta làm điều gì cho bạn, hãy nói cảm ơn. Ví dụ mình mượn cây bút, cảm ơn anh. Thực ra mà nói tình yêu thương và lòng biết ơn là hai cảm xúc vô cùng đặc biệt, nó sẽ giúp chúng ta xóa nhòa đi các khoảng cách.
  • Vì vậy, khi chúng ta tập nói lời cảm ơn, ban đầu bạn sẽ có cảm giác như là “trót lưỡi đầu môi”; nhưng về sau, khi đã luyện tập được điều này rồi, dần dần trong con người bạn lòng biết ơn trưởng thành hơn rất là nhiều, lớn dần lên theo thời gian.
  • Chính điều cảm ơn này sẽ nuôi dưỡng tâm trí chúng ta và dễ hòa đồng với mọi người, dễ kết nối với mọi người hơn. Vậy nên, hãy nói cảm ơn thường xuyên hơn, bất kể đó là những điều tốt đẹp đến với cuộc đời bạn.
  • Hãy nói cảm ơn, điều đó không chỉ giúp bạn tăng cường mối quan hệ mà còn làm được điều tốt đẹp là hàn gắn nỗi đau trên thế giới đang ở khắp mọi nơi.
  • Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này! Khi chúng ta thực hành lời cảm ơn này chúng ta đang làm cho mọi điều trở nên tuyệt vời.
  • Tôi tin những điều tôi chia sẻ vừa rồi, nếu bạn áp dụng được trong cuộc sống sẽ tạo cho bạn vô vàn điều kỳ diệu.
  • Nếu bạn cứ tiếp tục thường xuyên luyện tập với những kỹ năng này, sẽ làm cho kỹ năng giao tiếp của bạn được phát triển hơn, được ổn định hơn, được cải thiện hơn.
  • Hãy luôn nhớ rằng, ở đây là kiến thức. Kiến thức của tôi chia sẻ cho bạn, nếu bạn viết xuống là kiến thức của bạn. Bạn có thể biết, có thể quên, có thể nhớ, nhưng nếu các bạn làm sẽ tạo ra kết quả cho bạn.
  • Tôi chia sẻ ở đây, là những điều ai cũng biết. Những điều này nằm rải rác ở nhiều nguồn khác nhau như từ gia đình, từ trường học, từ sách vở, từ thực tiễn.
  • Tôi đã tổng hợp lại giúp các bạn dễ dàng thực hành hơn.
  • Với Chín kỹ năng giao tiếp cơ bản: Luôn nhớ tên, kết nối bằng mắt, mỉm cười với mọi người, lắng nghe nhiều hơn, kỹ năng hỏi, không ngắt lời, gợi ý để người khác nói nhiều hơn, tìm điểm chung, đứng một góc 1200, sử dụng lời cảm ơn nhiều hơn sẽ giúp bạn thực hành đạt được nhiều thành công trong giao tiếp.
  • Cảm ơn bạn rất nhiều khi đã đọc xong bài viết này, mong rằng bạn sẽ viết ra giấy nhỏ bỏ vào túi và thực hành những điều này đến khi thành kỹ năng.
  • Tôi chúc bạn sẽ tiếp tục thực hành để cải thiện được kỹ năng giao tiếp/để đạt được kỹ năng giao tiếp tốt.

Vì sự thành công của bạn,

Trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ biên tập của Thạc sĩ Nguyễn Thanh Bình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung được bảo vệ !!